Nghị quyết của Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn
giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do
thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn
cầu này.
Được truy cập Internet và tự
do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền
cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào hôm Thứ năm vừa
qua (5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm
này.
Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.
Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của
Trung Quốc đối với bản Nghị quyết này đi kèm với một điều kiện rằng “Tự do thông
tin và an toàn thông tin trên mạng Internet là hai vấn đề có quan hệ mật thiết
và phụ thuộc vào nhau”. Bên cạnh đó, đại biểu của Trung Quốc Xia Jingge cũng cho
biết rằng việc đặt bút kí vào bản Nghị
quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy quốc gia này sắp sửa phá bỏ cái gọi
là “Vạn lí tường lửa”(Great Firewall of China) - một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet
nghiêm ngặt của quốc gia này.
Vấn đề này lần đầu tiên được khẳng định bởi một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc,
Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT) vào năm 2003. Mới đây, UIT đã bị chỉ trích kịch
liệt sau khi phát sinh tin đồn rằng những quốc gia thành viên của Liên minh đang
chuẩn bị bản dự thảo cho phép Liên Hợp Quốc có quyền kiểm soát nhiều hơn tới việc
truy cập Internet của người dùng trước một hội nghị được tổ chức vào tháng 12 tới
đây. UIT đã bác bỏ những tin đồn này.
Bên cạnh đó, việc coi được
truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của nhân loại cũng được nhận
được sự ủng hộ từ nhiều người nổi tiếng trên Internet; chẳng hạn như Tim Berners
– Lee, người đã phát minh ra World Wide Web.
Hội đồng Nhân quyền là một
cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc theo dõi sự tiến bộ về quyền con người cũng như
phát hiện ra những hành vi vi phạm những quyền cơ bản này trên tất cả các nước
thành viên. Trước đây, tổ chức này đã gọi quyền tự do thể hiện quan điểm của bản
thân của con người là “một trong những nền tảng thiết yếu” của một xã hội dân chủ
và công nhận tầm quan trọng của Internet trong việc “thúc đẩy và bảo vệ quyền
con người được tự do đưa ra những ý kiến và quan điểm này”.
Vào tháng 6 năm ngoái, trong
một báo cáo khác của mình, Liên Hợp Quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một
quyền cơ bản của toàn nhân loại.
Tham khảo: Mashable